MBA VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH

Vào năm 2018, Greta Thunberg – nhà hoạt động khí hậu 16 tuổi người Thụy Điển đã kêu gọi những người lớn trong phòng tại Hội nghị Thay đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc, lên án các nhà lãnh đạo thế giới vì đã để lại gánh nặng thay đổi khí hậu cho trẻ em.

MBA VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH(2)

Bởi thế giới đang ở trong tình huống mà các doanh nghiệp được nhận thấy vô trách nhiệm một cách khá thường xuyên bao gồm các vấn đề liên quan tới chất lượng sản phẩm, sức khỏe khách hàng, ô nhiễm môi trường và kinh doanh bền vững…

Điều này dẫn đến một sự thay đổi năng động trong thế giới của giáo dục kinh doanh, đòi hỏi những nhà lãnh đạo cần có đạo đức và có trách nhiệm, thúc đẩy kinh doanh như một lực lượng hậu thuẫn tốt hơn cho xã hội.

Lần đầu tiên Bảng xếp hạng MBA toàn cầu của Financial Times 2019 đã chính thức đưa một thước đo mới nhằm xếp hạng trách nhiệm xã hội của các công ty, doanh nghiệp và tổ chức.

1.     NGUYÊN TẮC CỦA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

Tính trung thực

  • Không kiếm lời bằng cách dùng các thủ đoạn gian dối, xảo trá.
  • Giữ lời chữ tín trong kinh doanh, chấp hành trung thực pháp luật của Nhà nước đã đề ra.
  • Làm ăn chính đáng, không trốn thuế, lậu thuế, nghiêm túc kinh doanh đúng pháp luật, tránh các mặt hàng quốc cấm và những dịch vụ làm ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục Việt Nam.
  • Trung thực trong giao tiếp với các bên hợp tác liên quan và người tiêu dùng.
  • Tránh quảng cáo vi phạm đạo đức hoặc sử dụng các nhãn hiệu nổi tiếng khi chưa xin phép…
  • Không tham ô, nhận hối lộ, trung thực ngay với chính bản thân.

Tôn trọng con người

  • Đối với nhân viên:  Tôn trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng, tạo cơ hội để họ có thể phát triển và hoàn thiện về khả năng chuyên môn
  • Đối với khách hàng: Tôn trọng nhu cầu và sở thích khách hàng
  • Đối với đối thủ cạnh tranh: Tôn trọng lợi ích, không dùng những thủ đoạn xấu khi cạnh tranh.

Gắn lợi ích kinh doanh với lợi ích của khách hàng và xã hội

Ở nước ta, trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, doanh nghiệp ngoài mục tiêu lợi nhuận phải giải quyết hài hòa giữa vấn đề lợi nhuận của doanh nghiệp mình và lợi ích của xã hội. Vì vậy, chủ thể kinh doanh khi thực hiện các lợi ích chính đáng của mình, không làm tổn hại đến lợi ích của khách hàng, của xã hội.

1.     VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH

Góp phần điều chỉnh hành vi kinh doanh 

Đạo đức kinh doanh kết hợp với pháp luật để điều chỉnh hành vi kinh doanh của các chủ thể theo khuôn khổ pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội. Hành vi kinh doanh sẽ tác động trực tiếp đến sự thành bại của tổ chức. Đạo đức kinh doanh theo chiều hướng này trở thành  một nhân tố chiến lược trong việc phát triển doanh nghiệp

Góp phần vào nâng cao chất lượng của doanh nghiệp

Một công ty thực hiện đạo đức kinh doanh thì được các nhân viên, khách hàng tôn trọng. Nó tạo nên hiệu quả trong kinh doanh như năng suất ngày càng tăng cao, sự tận tâm của các nhân viên, chất lượng sản phẩm được cải thiện, đưa ra quyết định đúng đắn.

Góp phần tạo sự tin tưởng và gắn kết của nhân viên 

Doanh nghiệp càng quan tâm đến nhân viên bao nhiêu thì các nhân viên càng tin tưởng và tận tâm với DN bấy nhiêu. Sự cam kết thực hiện đạo đức kinh doanh và tôn trọng nhân viên thường tăng sự trung thành của nhân viên với tổ chức đó.

Góp phần làm hài lòng khách hàng

Công ty thực hiện đạo đức trong kinh doanh sẽ lôi cuốn được khách hàng đến với sản phẩm của công ty. Và các khách hàng thích mua sản phẩm của công ty có danh tiếng tốt, quan tâm đến khách hàng và xã hội. Khi doanh nghiệp thực hành tốt các chuẩn mực đạo đức kinh doanh, khách hàng sẽ không bị thiệt hại bởi những hành vi phi đạo đức từ phía doanh nghiệp như: hàng giả hàng nhái, quảng cáo phi đạo đức….

Góp phần không nhỏ tạo ra lợi nhuận

Một thực tế chỉ ra rằng, những doanh nghiệp cam kết thực hiện các hành vi đạo đức và tuân thủ các quy định đạo đức nghề nghiệp thường đạt thành công lớn về mặt tài chính.


Chat tư vấn

Chuyên ngành MBA

Đăng ký tư vấn